Sự nghiệp Niko_Pirosmani

Các tác phẩm của Pirosmani chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện xã hội thời đó. Ông vẽ nhiều về những người thương nhân, người bán hàng, người lao động và những người quý tộc. Đồng thời, Pirosmani cũng rất yêu thích đề tài thiên nhiên và nông thôn, ông ít khi vẽ về cảnh vật ở thành phố. Thú vật cũng là một đề tài quan trọng trong các tác phẩm của ông, trên thực tế ông là họa sĩ Gruzia duy nhất đi theo trường phái động vật. Ngoài ra, các đề tài lịch sử và nhân vật lịch sử như Shota Rustaveli, Nữ vương Tamar, Giorgi Saakadze cũng như những người bình dân Gruzia và cuộc sống hàng ngày của họ cũng chiếm tỉ lệ đáng kể trong các tác phẩm của Niko Pirosmani.

Thông thường, Pirosmani vẽ các bức tranh của mình lên vải dầu. Trái với nhiều họa sĩ khác, Niko không cố gắng tái hiện nguyên chất hình ảnh về thiên nhiên và cũng không để tâm khắc họa từng chi tiết nhỏ. Một vài tác phẩm của ông là tranh đơn sắc. Các tranh vẽ của ông chủ yếu thể hiện sự cân nhắc nhạy bén của tác giả trong việc thiết kế bố cục. Các chủ thể trong tranh thường được sắp đặt ở mặt trước, còn vẻ mặt không thể hiện cảm xúc gì cụ thể.

Trong thập niên 1910, tài năng của Niko gây được sự chú ý của nhà thơ Nga Mikhail Le-Dantyu và hai anh em họa sĩ Kirill Mikhaylovich Zdanevich Ilyia Mikhaylovich Zdanevich. I. M. Zhdanevich sau đó viết một bức thư giới thiệu về Pirosmani cho tờ báo Zakavkazskaia Rech, và bức thư này được ấn hành vào ngày 13 tháng 2 năm 1913. Sau đó, Zhdanevich tiếp tục nỗ lực giới thiệu các bức tranh của Pirosmani đến công chúng ở Moskva. Tờ báo Moskva Moskovskaia Gazeta vào ngày 7 tháng 1 đã có bài viết về một buổi triển lãm tranh "Mishen" về các tác phẩm của những họa sĩ tự học nghề, trong đó có 4 bức tranh là của Pirosmani: "Chân dung Zhdanevich", Tĩnh vật", "Người đàn bà với vại bia" và "Con hoẵng". Bài báo đã bày tỏ sự ấn tượng đối với khả năng vẽ của Pirosmani. Cùng năm đó, tờ báo Gruzia Temi đã đăng một bài viết bàn về Niko Pirosmani.

Khi Hội họa sĩ Gruzia được thành lập vào năm 1916 bởi Dito Shevardnadze, Pirosmani được hội gởi lời mời gia nhập. Tuy nhiên, Pirosmani không có quan hệ tốt với các nghệ sĩ trong hội. Khi ông giới thiệu bức tranh "Đám cưới của người Gruzia" của mình cho Hội họa sĩ, một đồng nghiệp của ông đã xuất bản bức tranh biếm họa nhằm chê bai Pirosmani và điều này đã khiến ông bị xúc phạm ghê gớm. Đồng thời, gia cảnh nghèo khó cùng với tình hình khó khăn của kinh tế đế quốc Nga trong thế chiến thứ nhất có nghĩa là các tác phẩm của ông không nhận được sự công nhận xứng đáng mà chúng có được.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Niko_Pirosmani http://cantic.bnc.cat/registres/CUCId/a11368937 http://data.rero.ch/02-A021723628 http://www.abcgallery.com/P/pirosmani/pirosmani.ht... http://ireport.cnn.com/docs/DOC-435534 http://www.pirosmaniart.com/ http://www.steele.com/pirosmani/ http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://japan.mfa.gov.ge/index.php?lang_id=ENG&sec_... http://katalog.nsk.hr/F/?func=direct&doc_number=00... http://uli.nli.org.il/F/?func=direct&doc_number=00...